image banner
BÀI TUYÊN TRUYỀN LUẬT CĂN CƯỚC
 

Từ ngày 1/7 tới đây, Luật Căn cước 2023 sẽ chính thức có hiệu lực. Luật có nhiều điểm mới, liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Cùng với việc tuyên truyền về thẻ căn cước, định danh điện tử. Những thông tin về một số hoạt động tội phạm có liên quan đến căn cước công dân và định danh điện tử cũng đã được lực lượng Công an lồng ghép để tuyên truyền. Qua đó truyền thông những kỹ năng phòng tránh lừa đảo cũng như kiến thức về Luật căn cước.

10 điểm mới quan trọng của Luật Căn cước 2023, và Luật sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

I. Luật Căn cước và những điểm mới so với Luật Căn cước công dân

1. Chính thức đổi tên Căn cước công dân thành Căn cước (Điều 3)

2. Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ Căn cước (Điều 18)

Thẻ Căn cước mới đã bỏ thông tin quê quán; nơi thường trú, vân tay, đặc điểm nhận dạng thay bằng thông tin nơi đăng ký khai sinh và nơi cư trú.

3. Bổ sung quy định thu thập thông tin sinh trắc học (Điều 16 và Điều 23)

- Thu nhận thông tin sinh trắc học mống mắt đối với công dân từ đủ 06 tuổi trở lên khi thực hiện thủ tục cấp Căn cước.

- Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp khi thực hiện thủ tục cấp Căn cước.

4. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân đã được cấp (Điều 46)

- Thẻ Căn cước công dân được cấp trước ngày 01/7/2024 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.

- Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

- Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.

5. Chứng minh nhân dân 9 số sẽ hết hiệu lực từ 01/01/2025 (Điều 46)

Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

6. Mở rộng đối tượng được cấp thẻ Căn cước (Điều 18 và Điều 19)

- Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi cấp thẻ Căn cước theo nhu cầu.

- Công dân Việt Nam không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nếu được cập nhật thông tin nơi ở hiện tại vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 7. Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi (Điều 23)

- Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng Định danh quốc gia.

- Không thu nhận thông tin nhân dạng, sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi.

8. Bổ sung quy định cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (Điều 3 và Điều 30)

- Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam, chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên.

- Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

9. Bổ sung quy định cấp Căn cước điện tử (Điều 31 và Điều 33)

- Mỗi công dân Việt Nam được cấp 01 Căn cước điện tử. Căn cước điện tử của Công dân được cấp cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an tạo lập ngay sau khi công dân hoàn thành thủ tục cấp tài khoản Định danh điện tử từ mức độ 2 trở lên (VNeID).

- Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

10. Bổ sung quy định về tích hợp thông tin thông tin vào thẻ căn cước (Điều 22)

- Thông tin tích hợp vào thẻ Căn cước bao gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện vào việc cấp thẻ căn cước.

- Việc sử dụng thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

II. Tài khoản Định danh điện tử (VNeID)

1. Lợi ích của tài khoản Định danh điện tử (VNeID)

- Thông tin cư trú (Hộ khẩu điện tử)

- Thay thế được các loại giấy tờ cá nhân bằng định danh điện tử trên ứng dụng như thẻ Căn cước công dân, Giấy phép lái xe, Thẻ bảo hiểm y tế và cả hộ chiếu khi đi máy bay trên lãnh thổ Việt Nam...

- Thực hiện các giao dịch trực tuyến: Truy cập dịch vụ công trực tuyến một cách thuận tiện và nhanh chóng, không cần khai báo, điền thông tin nhiều lần...

- Cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân với bên thứ ba thông qua quét mã QR.

- Tố giác tội phạm, phản ánh về tình hình an ninh trật tự.

- Bảo mật thông tin người dùng.

2. Cảnh báo thủ đoạn lợi dụng tài khoản Định danh điện tử (VNeID) và cách phòng ngừa:

a. Thủ đoạn lừa đảo:

- Các đối tượng gọi điện giả danh lực lượng chức năng vận động người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử VNeID để tạo lòng tin. Sau đó gợi ý, hướng dẫn người dân tự thực hiện trên điện thoại di động cá nhân để không cần trực tiếp đến cơ quan Công an. Khi người dân đồng ý thực hiện, các đối tượng hướng dẫn tải ứng dụng VNeID giả mạo thông qua liên kết được cung cấp.

- Sau khi ứng dụng giả mạo được cài đặt, đối tượng sẽ yêu cầu người dân cung cấp tất cả các quyền như truy cập danh bạ, vị trí, trợ năng trên điện thoại. Lúc này người dân sẽ mất quyền kiểm soát. Với quyền truy cập trợ năng, các đối tượng sẽ theo dõi các thao tác của người dùng trên màn hình điện thoại, đọc được mã OTP gửi về điện thoại (Đối với công dân có điện thoại được cài đặt các ứng dụng liên kết với ngân hàng: Sau khi biết được thông tin đăng nhập dịch vụ ngân hàng điện tử của người dân, các đối tượng sẽ đăng nhập ứng dụng ngân hàng điện tử và chuyển tiền trong tài khoản của người dân đến các tài khoản ngân hàng khác để chiếm đoạt).

* Đặc điểm nhận biết điện thoại di động đã bị chiếm quyền điều khiển: là người dùng không truy cập được cài đặt ứng dụng, phông chữ trên điện thoại bị thay đổi, điện thoại thường xuyên tự bật sáng màn hình và khi thao tác bị loạn cảm ứng.

b. Biện pháp phòng ngừa:

- Để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này, người dân cần nâng cao hơn nữa tinh thần cảnh giác trước thủ đoạn của các loại tội phạm; nêu cao ý thức tự bảo vệ dữ liệu cá nhân, không đăng, đưa lên mạng xã hội thẻ CCCD, tài khoản định danh điện tử VNeID, tài khoản ngân hàng, số điện thoại và những vấn đề liên quan đến dữ liệu cá nhân để không bị các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Cần thận trọng với những người lạ, người tự xưng là lực lượng chức năng gọi điện yêu cầu cung cấp, xác minh thẻ CCCD, tài khoản định danh điện tử VNeID, tài khoản ngân hàng, mã OTP và những mật khẩu của cá nhân. Khi gặp các tình huống có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay cho lực lượng Công an để kịp thời điều tra, làm rõ.

- Đối với những công dân chưa cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử VNeID nên đến cơ quan Công an để được trực tiếp hướng dẫn, thực hiện các bước cài đặt cấp độ 1, cấp độ 2, tích hợp các giấy tờ cá nhân vào tài khoản định danh điện tử. Từ đó giúp Nhân dân thuận lợi hơn trong thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, bảo đảm tin cậy, chính xác, nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả./

clip_image001(1).png

Mỗi người dân sẽ trở thành những tuyên truyền viên chất lượng, để thông qua đó, góp phần đưa các quy định của nhà nước về căn cước từng bước đi vào cuộc sống và đảm bảo hơn nữa quyền và lợi ích của công dân trong lĩnh vực này. 
image advertisementimage advertisement
image advertisementimage advertisement
image advertisement

BẢN QUYỀN SỬ DỤNG THUỘC PHƯỜNG ĐÔNG HƯƠNG- TP.THANH HÓA

Trưởng ban biên tập: Lê Văn Lục Chức vụ: Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND phường

ĐC: Phường Đông Hương - Tp.Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa

Điện thoại: 02373.711.706 . Email: phuongdonghuong.th@gmail.com

Ghi rõ nguồn tin khi phát hành lại nội dung trên Cổng thông tin điện tử thành phố Thanh Hóa.